Trầm cảm sau sinh là một dạng bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, thực tế cho thấy có rất nhiều sự việc đau lòng đã xảy ra. Một số thống kê cho thấy có đến 15% phụ nữ bị trầm cảm trong 3 tháng đầu sau sinh, tỷ lệ này tăng cao hơn trong 1 năm đầu. Thấu hiểu được thực trạng đáng lo này, bác sĩ Nguyệt Sa Đéc sẽ cùng quý bạn đọc đi tìm hiểu về nguyên nhân – biểu hiện – cách điều trị căn bệnh trầm cảm sau sinh này nhé.
Trầm cảm sau sinh là gì?
Trầm cảm sau sinh là tình trạng người mẹ bị rối loạn cảm xúc, thay đổi về tâm sinh lý và hành vi sau sinh con. Họ thường có suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi, buồn chán, cáu gắt, lo lắng.
Tình trạng này có thể gặp ở bất kỳ người mẹ nào, nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là phụ nữ sinh con lần đầu và thường phát triển trong 1 năm đầu sau sinh.
Trầm có thể ở mức độ nhẹ – vừa – nặng, có thể tự khỏi hoặc có những trường hợp cần can thiệp kịp thời trước khi người mẹ có những hành động hủy hoại bản thân hoặc thậm chí là kết thúc sinh mạng cả mẹ lẫn con.
Nguyên nhân của chứng bệnh trầm cảm sau sinh
Hãy cùng bác sĩ Nguyệt Sa Đéc điểm qua những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh nhé:
- Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, nồng độ nội tiết tố nữ estrogen và progesterone tăng cao. Sau khi sinh, nồng nội hormone sụt giảm nhanh chóng xuống mức bình thường. Chính sự thay đổi đột ngột này có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng trầm cảm cho phụ nữ mang thai và sau khi sinh.
- Tiền sử rối loạn tâm lý: Trầm cảm có thể thái phát với những phụ nữ có tiền sử bị trầm cảm trước hoặc trong khi mang thai.
- Sức khỏe giảm sút: Những phụ nữ có thể trạng yếu, bị đau đớn quá mức trong quá trình sinh nở thường tác động đến tâm lý của họ. Cơn đau kéo dài cộng thêm việc chăm con khiến họ mệt mỏi, cáu gắt và gia tăng cảm giác chán ghét bản thân và thậm chí là cả em bé.
- Yếu tố kinh tế, đời sống: Những vấn đề xoay quanh kinh tế và đời sống ảnh hưởng đến tâm lý phụ nữ sau sinh như là điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu sự chia sẻ từ người thân, mâu thuẫn trong việc chăm con, môi trường sống chật chội thiếu thốn,…tất cả đều có thể làm tăng cảm xúc tiêu cực lên người mẹ sau sinh.
- Tuổi tác khi mang thai (tuổi càng trẻ khả năng trầm cảm càng cao).
- Tiền sử gia đình có người thân bị rối loạn tâm thần.
- Trải qua sự kiện căng thẳng như khủng hoảng sức khỏe hay mất việc.
- Trẻ sinh ra yếu ớt, dễ bệnh hoặc bị dị tật,…
- Phụ nữ sinh đôi – sinh ba hoặc có nhiều con rồi sinh thêm.
- Sống một mình, không ai giúp đỡ.
- Xung đột gia đình sau sinh con, bạo lực gia đình.
- Thiếu ngủ vì chăm con.
- Lo ngại về ngoại hình, tăng cân hoặc sụt cân mất kiểm soát sau sinh.
Dấu hiệu nhận biết chứng trầm cảm sau sinh
Phụ nữ sinh mắc chứng trầm cảm rất khó nhận biết, chỉ đến khi họ có biểu hiện hành động và những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân như:
- Thay đổi cảm xúc, bồn chồn, ủ rũ;
- Khóc nhiều;
- Ít nói chuyện, xa lánh mọi người;
- Chán ăn hoặc ăn nhiều bất thường;
- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều;
- Mệt mỏi quá mức;
- Hành động, phản ứng chậm hoặc lặp lại;
- Không có hứng thú với những hoạt động xung quanh ngay cả khi đó là hoạt động yêu thích;
- Dễ cáu gắt và tức giận;
- Lo âu rằng mình không phải người mẹ tốt;
- Cảm thấy em bé dường như không phải con mình;
- Giảm trí nhớ;
- Suy nghĩ làm hại bản thân hoặc em bé;
- Suy nghĩ thường xuyên về cái chết…
Phương pháp điều trị của chứng trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh có thể tự khỏi hoặc điều trị thành công bằng cách dùng thuốc kết hợp cùng tâm lý trị liệu, kèm theo chế độ ăn uống nghỉ ngơi, vận động phù hợp.
Tâm lý trị liệu
Nói chuyện với bác sĩ tâm lý giúp phụ nữ sau sinh thay đổi suy nghĩ theo chiều hướng tích cực. Ngoài ra, các mẹ còn có thể tham gia hội nhóm để cùng nhau vượt qua cơn trầm cảm. Một số trường hợp trầm cảm nặng hoặc rối loạn tâm thần sau khi sinh cần phải nhập viện.
Điều trị bằng thuốc
Mất ngủ là một trong những nguyên nhân khiến trầm cảm kéo dài và nặng hơn. Vì thế để giải quyết vấn đề trầm cảm, bác sĩ thường kê đơn an thần hỗ trợ người bệnh ngủ đủ giấc, giúp tinh thần tỉnh táo. Ngoài ra, trong một số trường hợp còn được chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm theo phác đồ riêng. Thời gian điều trị trầm cảm có thể kéo dài trong khoảng 1 – 6 tháng hoặc cũng có thể kéo dài hơn tùy vào mức độ bệnh.
Đối với những người đã có tiền sử mắc chứng trầm cảm trước khi mang thai thì bác sĩ có thể kê đơn phòng ngừa trầm cảm ngay sau khi em bé chào đời.
Trên đây là một số thông tin xoay quanh chủ đề trầm cảm sau sinh cũng như nguyên nhân – biểu hiện – cách điều trị bệnh. Đây là căn bệnh nguy hiểm tuyệt đối không được chủ quan, tuy nhiên bệnh có thể điều trị khỏi nếu có sự quan tâm kịp thời cùng gia đình cùng với phương pháp đúng đắn để giúp người mẹ vượt qua giai đoạn này.
Để đặt lịch tại phòng khám bác sĩ Nguyệt Sa Đéc, quý khách vui lòng liên hệ qua thông tin bên dưới nhé.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Bác sĩ Nguyệt và đội ngũ tại Phòng Khám Sản Phụ Khoa – Hiếm Muộn – Tiêm Chủng Ths. Bs. Võ Thị Thu Nguyệt luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn và bé yêu. Để biết thêm thông tin chi tiết và đặt hẹn, vui lòng liên hệ:
- Phòng Khám Sản Phụ Khoa – Hiếm Muộn – Tiêm Chủng Ths. Bs. Võ Thị Thu Nguyệt
- Địa chỉ: Số 9, Trần Thị Nhượng, Phường 1, Thành Phố Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp
- Điện thoại: 082 239 3739 – 0939979404