Khi mang thai, bên cạnh việc khám thai, siêu âm thai định kỳ, xét nghiệm máu tầm soát dị tật thai…, bệnh lý nhiễm trùngđưuòng hô hấp cũng là mối lo lắng của tất cả các mẹ bầu. Việc nhiễm bệnh Cúm khi mang thai luôn khiến mẹ hoang mang, lo lắng rằng liệu có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Cúm là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp do virus gây ra. Bệnh cúm rất dễ lây qua các hạt bụi nước có chứa virus khi người bệnh ho, hắt hơi hay do tiếp xúc trực tiếp.
Theo CDC (Centers for Disease Control and Prevention), tỷ lệ phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh cúm nặng phải nhập viện đang ngày gia tăng, trung bình cứ 100 phụ nữ mang thai sẽ có khoảng 40 nguwoif bị nhiễm cúm ở mức độ nặng.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH CÚM
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu mắc bệnh cúm như:
– Sự thay đổi của hệ miễn dịch, nhịp tim và dung tích phổi khiến người phụ nữ mang thai dẽ bị nhiễm bệnh cúm và khi nhiễm virus cúm sẽ dễ bị nặng hơn so với nguwoif không mang thai
– Nội tiết tố của mẹ thay đổi
– Sức đề kháng suy giảm, dễ bị tấn công bởi các tác nhân bên ngoài
TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT BỆNH CÚM
Mẹ bầu khi mắc bệnh cúm sẽ gặp phải một số dấu hiệu sau:
– Ho khan, viêm họng
– Sốt (từ vừa phải đến cao)
– Ớn lạnh
– Đau đầu, đau cơ
– Nghẹt mũi và chảy nước mũi
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của mỗi người mà triệu chứng có thể xuất hiện trong 02 – 03 ngày hoặc có thể kéo dài đến 01 – 02 tuần. Nếu thấy có các biểu hiện của bệnh cúm, hãy báo cho bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời, tránh để bệnh kéo dài dẫn đến nhiều biến chứng.
BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH CÚM
Virus cúm không chỉ khiến mẹ khó chịu, mệt mỏi mà còn gây hại đến em bé nếu không được chăm sóc cẩn thận và đúng cách. Một trong những biến chứng phổ biến nhất là:
– Viêm phế quản, viêm phổi
– Cảm cúm do virus Rubella gây nên có thể ảnh hưởng 70 – 80% các dị tật ở mắt hoặc thần kinh thai nhi.
– Nguy cơ bị dị tật thai nhi như: hở hàm ếch, tim bẩm sinh, đại tràng co thắt, hở đốt sống, một số khiếm khuyết trên cơ thể, nhất là trường hợp mắc cảm cúm trong 03 tháng đầu của thai kỳ.
– Nguy cơ ảnh hưởng não bộ thai nhi (dưới 05 tháng tuổi).
– Nếu cảm cúm kèm sốt cao, nhiễm khuẩn, nhiễm độc do virus gây ra có thể kích thích co bóp tử cung làm thai lưu, sảy thai, sinh non, dị tật thai nhi.
PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRÁNH BỆNH CÚM
– Vì Cúm là di virus gây ra nên không cso thuốc điều trị đặc hiệu. . Cách tốt nhất để ngăn ngừa cúm là tiêm ngừa vắc-xin cúm. Việc tiêm phòng cúm nên lập lại mỗi năm 1 lần, hoặc tiêm ngay thời điểm mang thai để bảo vệ cho chính mình và con yêu
– Rửa tay thường xuyên, tránh chạm vào mắt, mũi, miệng vì virus có thể lây lan bằng tay khi sử dụng chung đồ dùng với người bị bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai cần tuân thủ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước ấm hoặc sử dụng chất rửa tay có chất cồn
– Hạn chế tối đa việc tiếp xúc nơi đông người bởi các virus gây cảm cúm có thể lây lan qua không khí hoặc khi tiếp xúc, nói chuyện
– Lựa chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều trái cây, rau củ để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể
– Bổ sung vitamin C sẽ giúp mẹ chống lại các nguy cơ nhiễm trùng và tăng khả năng miễn dịch
– Ăn các loại rau có lá xanh đậm vì trong rau có chứa các vitamin và khoáng chất giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn
Thai kỳ 9 tháng 10 ngày nên những bệnh vặt như cảm, ho, sổ mũi… là điều không thể tránh khỏi đối với hầu hết các mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ chỉ cần bảo vệ cơ thể thật tốt khỏi các tác nhân bên ngoài, xây dựng chế độ dinh dưỡng tự nâng cao sức đề kháng của cơ thể và nghe theo lời khuyên, tư vấn từ các bác sĩ chuyên môn tại Phòng khám (tên phòng khám) thì mẹ sẽ nhanh chóng đẩy lùi được căn bệnh này.
tài liệu tham khảo
1. Pregnant People Hit Hard by Flu But Many Remain Unvaccinated, Centers for Disease Control and Prevention, December 9 -2022