Khi nhắc đến nghén, có lẽ nhiều mẹ bầu sẽ rất lo lắng, bất an. Phần lớn mẹ bầu sẽ bị nghén trong 3 tháng đầu, nhưng cũng có người kéo dài thời gian cho đến khi sinh ảnh hưởng đến sinh hoạt của mẹ bầu, dẫn đến hạn chế trong ăn uống cũng như rối loạn giấc ngủ. Bác sĩ Nguyệt Sa Đéc chia sẻ với các bạn nguyên nhân và một số giải pháp để hạn chế tình trạng nghén nhé!
Nghén là gì?
Nghén là tình trạng thường gặp phải ở một số mẹ bầu trong khoảng thời gian đầu khi mang thai. Một số triệu chứng thường gặp như: chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ, buồn nôn và nôn,…
Một số trường hợp sẽ buồn nôn khi ăn hoặc ngửi thấy mùi của một món ăn, thức uống nào đó. Một số trường hợp mẹ sẽ có cảm giác buồn ngủ, thường được gọi nghén ngủ.
Nghén thường xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ với nhiều mức độ khác nhau. Mặc dù vậy, một số chị em xảy ra nghén trong suốt thai kỳ.
Một số nguyên nhân dẫn đến nghén
Diễn giải về tình trạng nghén của các mẹ bầu, có thể do hoóc-môn từ nhau thai tiết ra đã khiến nội tiết tố của mẹ thay đổi.
Do Hoóc-môn HCG hay nội tiết tố HCG:
Nhiều người cho rằng hoóc-môn Human chorionic gonadotropin (HCG) là nguyên nhân gây ra chứng ốm nghén ở bà bầu. Với phụ nữ khi mang thai, HCG trong cơ thể sẽ tăng lên dẫn đến bồn nôn, nôn ói, thậm chí nhiều mẹ bầu bị nôn ói trầm trọng, ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt.
Do khứu giác mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn:
Nhiều mẹ bầu chia sẻ rằng khi mang thai, khứu giác dường như nhạy cảm cảm. Khi ngửi thấy một số mùi nồng như: nước hoa, khói thuốc lá, xăng dầu, cá… sẽ khiến mẹ bầu buồn nôn.
Nhận định vấn đề này, các nhà nhà nghiên cứu đã tìm ra một mối liên hệ giữa khứu giác và hoóc-môn estrogen tình dục ở nữ giới. Vì vậy, khi mức độ estrogen tăng lên trong giải đoạn đầu mang thai thì khứu giác cũng dễ bị ảnh hưởng, và tùy vào phản ứng của mỗi cơ thể mà các mẹ bầu có phản ứng buồn nôn khi ngửi thấy một số mùi hương.
Mặc dù vậy, tình trạng này không phải xảy ra với tất cả mẹ bầu.
Do đường tiêu hóa của mẹ bầu thay đổi:
Hệ tiêu hóa của mẹ bầu sẽ thay đổi khi mang thai, trong đó mức độ progesterone tăng lên trong tử cung để hỗ trợ phôi thai phát triển. Đặc biệt trong giai đoạn đầu progesterone thay đổi đáng kể. Do đó, mức progesterone có trong dạ dày, ruột, thực quản cũng tăng lên dẫn đến tình trạng chậm tiêu hóa, khiến tích tụ thức ăn trong dạ dày.
Đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra khó chịu, buồn nôn, nôn ói cho các mẹ bầu.
Nghén ngủ do hoóc-môn progesterone tăng cao
Với các mẹ bầu luôn có cảm giác buồn ngủ, nguyên nhân là do hoóc-môn progesterone tăng cao tác động đến não bộ, thúc đẩy sản xuất một loại chất dẫn truyền thần kinh có tên là Gamma aminobutyric acid để xoa dịu căng thẳng và an thần, từ đó mẹ bầu sẽ dễ buồn ngủ hơn.
Một số giải pháp hạn chế tình trạng nghén ở mẹ bầu
* Với các mẹ bầu bị nôn ói, buồn nôn:
– Chia thành nhiều bữa trong ngày để dễ tiêu hóa hơn;
– Ăn uống khoa học;
– Hạn chế các loại thực phẩm kích thích dạ dày như: thực phẩm cay, chiên xào nhiều dầu mỡ, có mùi nồng;
– Có thể sử dụng gừng trong chế biến thức ăn để hạn chế mùi tanh;
– Có chế độ vận động cơ thể, tập thể dục nhẹ nhàng;
– Có thể dùng những thực phẩm khô: bánh mì, bánh quy.
* Với các mẹ bị nghén ngủ:
– Ngủ đúng giờ, đủ giấc vào ban đêm;
– Buổi trưa mẹ bầu cũng có thể ngủ nhưng đừng ngủ nhiều;
– Nên vận động, tập thể dục nhẹ nhàng;
– Nếu sức khỏe ổn định, mẹ bầu có thể đi làm bình thường và những hoạt động thường ngày mà không quá sức.
Như đã chia sẻ, nghén thường chỉ xảy ra ở giai đoạn đầu thai kỳ và không gây tác động lớn đến sức khỏe của mẹ và bé nếu biết chăm sóc mẹ bầu đúng cách. Giai đoạn này sẽ sớm qua đi nên các mẹ đừng quá lo lắng nhé.
Nếu như nghén trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu, khiến mẹ sụt cân vì khó khăn trong việc ăn uống hay rối loạn giấc ngủ, các mẹ có thể liên hệ Phòng khám Bác sĩ Nguyệt Sa Đéc.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, bác sĩ Nguyệt Sa Đéc sẽ tư vấn cụ thể các vấn đề mà mẹ bầu gặp phải trong thai kỳ, giúp mẹ bầu và thai nhi khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, Phòng khám sản phụ khoa – hiếm muộn – tiêm chủng Ths. Bs Võ Thị Thu Nguyệt còn có các dịch vụ tiêm ngừa vắc-xin cho mẹ bầu với chi phí hợp lý, bạn có thể liên hệ tham khảo và đăng ký khám thai, tiêm ngừa nhé!
Phòng khám sản phụ khoa – hiếm muộn – tiêm chủng Ths. Bs Võ Thị Thu Nguyệt
Địa chỉ: Số 9, Trần Thị Nhượng, phường 1, thành Phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
Hotline: 082 239 3739 – 0939979404
Nguồn: Viện dinh dưỡng quốc gia và một số nguồn tổng hợp khác.