Ung thư cổ tử cung là căn bệnh phổ biến thứ 2 ở phụ nữ trên toàn thế giới với tỷ lệ mắc bệnh đang ngày càng tăng cao. Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung mang lại hiệu quả khá cao. Hãy cùng bác sĩ Nguyệt đến với bài viết này để tìm hiểu chi tiết hơn về độ tuổi thích hợp để tiêm vắc xin và những lưu ý khi đi tiêm phòng HPV nhé.
Tại sao nên tiêm vaccine HPV?
Tính đến hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị virus HPV, nếu bệnh được dự phòng, phát hiện và điều trị sớm thì vẫn có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn. Vắc xin phòng ngừa HPV gây ung thư cổ tử cung được khuyến cáo sử dụng vì mang đến hiệu quả phòng ngừa khá tốt.
Hiện nay có 2 loại vắc xin phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung được cấp phép tại Việt Nam gồm:
- Gardasil 9 (Mỹ): Đây là vaccine thế hệ mới, sử dụng cho cả nam và nữ với khả năng phòng ngừa 9 chủng virus HPV 6,11,16,18,31,33,45,52 và 58.
- Gardasil (Mỹ): Phòng ngừa virus HPV tuýp 6,11,16 và 18.
Độ tuổi và đối tượng tiêm phòng vắc-xin HPV
Tại Việt Nam, vắc xin phòng ngừa HPV được khuyến cáo chỉ định cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 25 tuổi (đối với Gardasil) hoặc 10-25 tuổi (đối với Cevarrix). Không kể đã quan hệ tình dục hay chưa, chị em nên đi tiêm vắc xin càng sớm càng tốt.
Hiện nay một số quốc gia như Úc, Mỹ,.. việc tiêm vắc xin HPV còn được khuyến cáo nên áp dụng cho nữ từ 9-45 tuổi và tiêm cho nam từ 9-26 tuổi.
Việc tiêm phòng HPV có tác dụng với những người từng quan hệ tình dục hoặc thậm chí là từng nhiễm virus HPV vì cơ thể chúng ta có thể tái nhiễm HPV tức nghĩa là dù virus HPV đã bị đào thải khỏi cơ thể thì vẫn có nguy cơ tái nhiễm. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không đủ để phòng tái nhiễm, nhưng tiêm vắc xin lại có thể làm được điều này.
HPV có thể gây bệnh trên nhiều đối tượng chứ không nhất thiết là ở nữ giới. Nam giới vẫn có nguy cơ mắc bệnh nếu tiếp xúc với nguồn mang virus. Nam giới trong độ tuổi dậy thì có thể tiêm phòng HPV bởi nó mang đến những lợi ích nhất định.
Một số lưu ý về vắc-xin phòng HPV
Cùng bác sĩ Nguyệt điểm qua một số lưu ý quan trọng về việc tiêm phòng vắc xin HPV nhé:
- Không cần thiết phải xét nghiệm trước khi tiêm HPV, nữ giới nằm trong độ tuổi chỉ định tiêm vắc xin, không mang thai, không dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin, không mắc những bệnh cấp tính,…đủ điều kiện tiêm vắc xin này.
- Vắc xin HPV đủ 3 liều, không phải tiêm liều nhắc.
- Vắc xin HPV có chứa protein của virus, không có khả năng gây bệnh, không gây ung thư và không gây phát dục sớm.
- Không có bằng chứng nào cho thấy việc tiêm vắc xin có bất lợi đến sự thụ thai, thai kỳ hay thai nhi nhưng với những phụ nữ mang thai thì nên hoãn tiêm phòng vắc xin HPV. Trong trường hợp bạn tiêm 1 đến 2 liều vắc xin rồi mới phát hiện có thai thì hãy nên dừng liều tiếp theo cho đến khi mình sinh xong.
- Vắc xin này có thể dùng cho những bà mẹ đang cho con bú.
- Lưu ý rằng việc tiêm vắc xin phòng HPV không thể phòng 100% bệnh, vì bất kỳ loại tiêm chủng nào cũng vậy. Việc tiêm phòng HPV không thay thế cho việc sàng lọc ung thư cổ tử cung thường quy. Phụ nữ sau khi tiêm phòng vẫn được khuyến khích là nên xét nghiệm tế bào cổ tử cung.
- Một số tác dụng không mong muốn khi tiêm vắc xin phòng HPV có thể kể đến như sưng đỏ, ngứa ở vị trí tiêm, đôi khi là sốt. Hãy thông báo với nhân viên y tế nếu bạn nhận thấy những triệu chứng kể trên nhé.
Việc tiêm phòng vắc xin HPV là việc vô cùng cần thiết đối với chị em phụ nữ, vì thế nếu có đủ điều kiện hãy đi tiêm phòng các sớm càng tốt nhé các bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Bác sĩ Nguyệt và đội ngũ tại Phòng Khám Sản Phụ Khoa – Hiếm Muộn – Tiêm Chủng Ths. Bs. Võ Thị Thu Nguyệt luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn và bé yêu. Để biết thêm thông tin chi tiết và đặt hẹn, vui lòng liên hệ:
- Phòng Khám Sản Phụ Khoa – Hiếm Muộn – Tiêm Chủng Ths. Bs. Võ Thị Thu Nguyệt
- Địa chỉ: Số 9, Trần Thị Nhượng, Phường 1, Thành Phố Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp
- Điện thoại: 082 239 3739 – 0939979404