Quy trình tiêm chủng tại phòng khám bs Nguyệt

Quy trình tiêm chủng tại phòng khám bs Nguyệt

Nhằm đảm bảo quy trình tiêm chủng diễn ra thuận lợi, hiệu quả và nhanh chóng. Tại bài viết dưới đây chúng tôi xin gửi đến quý khách hàng thông tin chi tiết về quy trình tiêm chủng tại phòng khám bác sĩ Nguyệt. Cùng tìm hiểu nhé!

Quy trình tiêm chủng tại phòng khám bác sĩ Nguyệt

Dưới đây là quy trình tiêm chủng tại phòng khám bác sĩ Nguyệt:

Bước 1: Đăng ký thông tin khách hàng tại quầy lễ tân.

Bước 2: Khám sàng lọc tại phòng khám.

Bước 3: Bác sĩ khám, tư vấn và chỉ định tiêm vắc xin.

Bước 4: Tiêm vắc xin tại phòng tiêm.

Bước 5: Theo dõi sau tiêm 30 phút.

Bước 6: Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe kỹ càng trước khi ra về.

Thông tin cần thông báo cho bác sĩ là gì?

Với trẻ nhỏ

Bố mẹ cần thông báo chính xác và đầy đủ cho bác sĩ các vấn đề về sức khỏe, lịch tiêm chủng như sau:

  • Bé đã đủ cân nặng 2,5kg chưa? (đối với trẻ sơ sinh)
  • Bé có bú (ăn), uống, ngủ, chơi bình thường hay không?
  • Bé có đang sốt hay mắc bệnh nào không? 
  • Bé có mắc bệnh lý bẩm sinh hoặc bệnh lý nào khiến trẻ phải nhập viện điều trị từ khi sinh đến nay hay không.
  • Bé có đang dùng thuốc hay dùng phương pháp điều trị nào hay không?
  • Bé có tiền sử dị ứng với thuốc hay thức ăn nào hay không?
  • Bé có tiền sử dị ứng với vắc xin hoặc có phản ứng nặng ở những lần tiêm trước không?

Với người lớn đi tiêm chủng

Người lớn khi đi tiêm chủng cũng cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình. Bao gồm những bệnh đã mắc, những loại thuốc – phương pháp điều trị đang dùng, những vắc xin đã tiêm trước đây (trong vòng 4 tuần) và phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm chủng trước và cả những phản ứng – dị ứng trước đây đã gặp.

Với phụ nữ

Ngoài những thông tin cơ bản như trên, bạn còn cần thông báo cho bác sĩ biết mình có đang mang thai hay không hoặc thời gian dự định có thai là khi nào.

Bác sĩ sẽ khám như thế nào?

Việc khám sàng lọc trước khi tiêm chủng được thực hiện theo đúng quy định nghiêm ngặt của Bộ Y tế, tập trung vào đánh giá tình trạng sức khỏe chung của cơ thể. Bao gồm:

  • Đo thân nhiệt
  • Đánh giá tri giác
  • Quan sát nhịp thở, nghe phổi
  • Nghe tim

Hướng dẫn trước khi tiêm chủng

Với trẻ nhỏ

  • Bố mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để thông báo kịp thời cho bác sĩ trong khi khám sàng lọc trước tiêm.
  • Nếu bé chưa đạt chuẩn cân nặng hoặc có một số biểu hiện về bệnh lý cần phải trì hoãn lịch tiêm cho đến khi trẻ đủ cân nặng, khỏi bệnh.
  • Nếu trẻ xuất hiện phản ứng nặng sau tiêm ở những lần tiêm trước thì cần ngừng tiêm các mũi tiếp theo (nếu có).
  • Khi đưa trẻ đi tiêm chủng, bố mẹ cần mang theo đầy đủ sổ/phiếu tiêm chủng và thông báo chính xác về tình trạng sức khỏe, những loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ theo dõi,
  • Tại cơ sở tiêm chủng, bác sĩ tiến hành khám sàng lọc để đánh giá thể trạng toàn diện của trẻ. Căn cứ vào kết quả khám cùng lịch sử tiêm chủng, bác sĩ sẽ phối hợp cùng bố mẹ đưa ra lựa chọn cho mũi tiêm tiếp theo.
  • Bố mẹ nên tuân thủ đúng lịch tiêm chủng theo lứa tuổi được Bộ Y tế và chuyên gia khuyến cáo. Việc tiêm chủng đúng thời điểm sẽ giúp tạo hệ miễn dịch hiệu quả cho trẻ, tránh trường hợp mắc bệnh xảy ra khi chưa tiêm chủng.
  • Bố mẹ nên tuân thủ lịch tiêm chủng theo lứa tuổi đã được Bộ Y Tế và các chuyên gia khuyến cáo. Việc tiêm chủng đúng thời điểm sẽ giúp tạo miễn dịch hiệu quả cho trẻ, tránh trường hợp mắc bệnh có thể xảy ra nếu chưa kịp tiêm chủng.

Với người lớn

Khi đi tiêm chủng người lớn cũng cần thông báo cho bác sĩ về những vấn đề  sức khỏe bao gồm căn bệnh đã mắc, thuốc đang dùng, liệu pháp điều trị đang áp dụng, vắc xin đã tiêm gần đây (trong vòng 4 tuần) cùng phản ứng ở những lần tiêm trước.

Những điều bạn cần biết sau khi tiêm chủng

Cả người lớn và trẻ em đều cần được theo dõi tối thiểu là 30 phút sau khi tiêm chủng tại cơ sở tiêm chủng. Nếu phát hiện biểu hiện bất thường, nôn trớ, thở nhanh hay thở khò khè, ngắt quãng, da mẩn đỏ,… cần báo ngay cho nhân viên y tế.

Trẻ em cần được tiếp tục theo dõi trong  24 – 48 giờ sau tiêm, bao gồm:

  • Thân nhiệt, nhịp thở.
  • Sự tỉnh táo, ăn, ngủ.
  • Quan sát da toàn thân và vùng viêm, sưng, mẩn đỏ, phát ban.

Trên đây là quy trình tiêm chủng tại phòng khám bác sĩ Nguyệt cũng như những lưu ý quan trọng trước và sau khi tiêm chủng. Liên hệ ngay với chúng tôi nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp và tư vấn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Bác sĩ Nguyệt và đội ngũ tại Phòng Khám Sản Phụ Khoa – Hiếm Muộn – Tiêm Chủng Ths. Bs. Võ Thị Thu Nguyệt luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn và bé yêu. Để biết thêm thông tin chi tiết và đặt hẹn, vui lòng liên hệ:

  • Phòng Khám Sản Phụ Khoa – Hiếm Muộn – Tiêm Chủng Ths. Bs. Võ Thị Thu Nguyệt
  • Địa chỉ: Số 9, Trần Thị Nhượng, Phường 1, Thành Phố Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp
  • Điện thoại: 082 239 3739 – 0939979404