Nguy cơ và biện pháp phòng tránh viêm màng não: Tại sao việc tiêm vắc xin là cần thiết?

Viêm màng não do vi khuẩn là căn bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, tiến triển nhanh và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy nguyên nhân nào gây nên căn bệnh viêm màng nào vi khuẩn? Triệu chứng của bệnh ra sao? Đâu là đối tượng dễ mắc bệnh? Biện pháp phòng tránh viêm nào vi khuẩn nào hiệu quả? Tất cả sẽ được bác sĩ Nguyệt Sa Đéc bật mí chi tiết tại bài viết này, cùng tìm hiểu!

1. Nguyên nhân bị viêm màng não do vi khuẩn

Nguyên nhân chính gây nên viêm màng não là vi khuẩn xâm nhập vào màng não.

1.1 Viêm màng não do vi khuẩn nào gây nên

Có khoảng 50 loại vi khuẩn khác nhau gây nên viêm màng não, trong đó phổ biến là những loại vi khuẩn sau đây:

  • Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae);
  • Vi khuẩn não mô cầu (Neisseria meningitidis);
  • Vi khuẩn Haemophilus;
  • Liên cầu khuẩn nhóm B (Streptococcus agalactiae);
  • Vi khuẩn Listeria monocytogenes;
  • Vi khuẩn E. coli (Escherichia coli). 

1. 2 Yếu tố gây bệnh nhiễm khuẩn viêm màng não

Vi khuẩn gây bệnh viêm màng não có thể tồn trạng sẵn trong môi trường sống hoặc có trong các bộ phận như cổ họng, mũi… mà không gây nên bất kỳ triệu chứng nào.

Mặc dù chưa khởi phát nhưng vi khuẩn gây nên viêm màng não có thể lây từ người sang người thông qua dịch tiết đường hô hấp như hôn, hắt xì, ho, dùng chung dụng cụ ăn uống.

Ngoài ra vi khuẩn  E. coli  và liên cầu khuẩn nhóm B có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở.

2. Triệu chứng viêm màng não do vi khuẩn

Một số triệu chứng viêm màng não vi khuẩn thường gặp như:

  • Sốt cao;
  • Đau đầu;
  • Lú lẫn;
  • Nhạy cảm với ánh sáng;
  • Cứng cổ khiến người bệnh không thể hạ cằm xuống ngực;
  • Buồn nôn hay nôn ói;
  • Mệt mỏi, uể oải giống biểu hiện bệnh cảm cúm.

Với trẻ dưới 2 tuổi, có thể gặp một số triệu chứng như ngủ li bì, thóp phồng, nôn ói, co giật,… 

Với trẻ trên 2 tuổi và người lớn, viêm màng não có thể gây buồn ngủ kéo dài, khó chịu  hay thậm chí xảy ra động kinh và đột quỵ.

3. Đối tượng nguy cơ bị viêm màng não do vi khuẩn

Viêm màng não do vi khuẩn có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, tuy nhiên nhóm người dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác:

Thứ nhất là trẻ em trong độ tuổi từ sơ sinh đến dưới 2 tuổi;

Thứ hai là người trưởng thành có những yếu sau đây:

  • Rối loạn sử dụng các chất gây nghiện, kích thích;
  • Nhiễm trùng mũi, tai mạn tính;
  • Viêm phổi do phế cầu khuẩn gây nên;
  • Người đã phẫu thuật cắt bỏ lá lách;
  • Người có hệ thống miễn dịch suy yếu;
  • Người bị bệnh hồng cầu hình liềm;
  • Những người từng phẫu thuật cột sống, não hoặc bị nhiễm trùng máu cũng có nguy cơ mắc viêm màng não cao hơn người bình thường.

4. Các biến chứng của viêm màng não do vi khuẩn

Bệnh viêm màng não do vi khuẩn nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây đột quỵ và dẫn đến tử vong. Nếu may mắn giữ được tính mạng, người bệnh có thể mắc một số biến chứng sau đây:

  • Nhồi máu động mạch hoặc tĩnh mạch.
  • Não úng thủy.
  • Mất thính lực.
  • Liệt dây vận động nhãn ngoài.
  • Tăng áp lực nội sọ.
  • Tụ mủ dưới màng cứng của não.
  • Thoát vị não.
  • Một số biến chứng toàn thân khác như hạ natri máu, sốc nhiễm khuẩn, đông máu nội mạch (DIC),…

Ngoài ra người bị viêm màng não vi khuẩn còn có nguy cơ đối mặt với một số biến chứng lâu dài như:

  • Rối loạn ngôn ngữ;
  • Suy giảm trí nhớ, kém tập trung;
  • Động kinh;
  • Giảm khả năng tư duy;
  • Suy giảm hoặc mất khả năng giữ thăng bằng, phối hợp các chi, khả năng vận động;
  • Giảm khả năng tư duy;
  • Động kinh.

5. Phương pháp phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm màng não do vi khuẩn

5.1 Phòng ngừa bằng vắc xin

Hiện nay, tiêm vắc xin được xem là cách phòng bệnh viêm màng não do vi khuẩn hiệu quả. Một số loại vắc xin phòng bệnh viêm màng não phổ biến:

  • Vaccine não mô cầu;
  • Vaccine phế cầu khuẩn;
  • Vaccine Haemophilusenzae serotype b (Hib).

Để phòng ngừa viêm màng não do vi khuẩn hiệu quả, trẻ em cần được tiêm phòng vắc xin trong độ tuổi từ 11 – 12 tuổi và tiêm mũi nhắc lại vào năm 16 tuổi.

Để phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm màng não do nhiễm khuẩn, trẻ cần được tiêm vaccine phòng bệnh trong độ tuổi từ 11 – 12 tuổi và tiêm nhắc lại vào năm 16 tuổi.

5. 2 Biện pháp ngăn ngừa viêm màng não do vi khuẩn

Bên cạnh việc tiêm vắc xin thì mỗi người có thể chủ động phòng ngừa bệnh viêm màng não do vi khuẩn bằng những cách sau đây:

  • Tránh xa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thuốc phiện,….
  • Mỗi khi hắt hơi hoặc ho nên che mũi và miệng bằng khăn giấy.
  • Duy trì thói quen rửa tay bằng dung dịch diệt khuẩn, đặc biệt sau khi đi vệ sinh, ho, hắt hơi, thay tã cho trẻ. 
  • Nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể thông qua những hoạt động như ngủ đủ giấc, không thức duy, thường xuyên tập thể dục, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, duy trì việc khám sức khỏe định kỳ,…

Ngoài ra để hạn chế nguy cơ lây viêm màng não vi khuẩn từ mẹ sang con thì mẹ bầu nên được xét nghiệm Streptococcus nhóm B vào tuần thứ 36 hoặc 37 của thai kỳ nhằm phát hiện nguy cơ kịp thời và đưa ra phương án phòng tránh phù hợp.

6. Tiêm vắc xin viêm màng não vi khuẩn tại phòng khám bác sĩ Nguyệt Sa Đéc

Để phòng ngừa viêm màng não vi khuẩn cùng những biến chứng nguy hiểm thì tiêm vắc xin là hành động đúng đắn trong giai đoạn đầu đời của trẻ. Khách hàng khi lựa chọn tiêm vắc xin viêm màng não tại phòng khám bác sĩ Nguyệt Sa Đéc sẽ hoàn toàn yên tâm bởi:

  • Vắc xin chính hãng, giá thành rẻ so với mặt bằng chung trên thị trường.
  • Trước khi tiêm, trẻ được khám sàng lọc về tình trạng sức khỏe, ba mẹ được tư vấn về vắc xin phòng bệnh và phác đồ tiêm chủng của con. Đồng thời ba mẹ còn được hướng dẫn các theo dõi, chăm sóc trẻ sau tiêm chủng.
  • Bác sĩ Nguyệt Sa Đéc chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm cùng điều dưỡng nhi chuyên nghiệp, hiểm tâm lý trẻ.
  • Áp dụng kỹ thuật tiêm không đau, hiệu quả.
  • Hệ thống phòng ốc thoáng mát, đầy đủ tiện nghi mang đến cảm giác thoải mái trước khi tiêm chủng.
  • Trẻ được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá tình trạng sức khỏe trước khi ra về.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Bác sĩ Nguyệt và đội ngũ tại Phòng Khám Sản Phụ Khoa – Hiếm Muộn – Tiêm Chủng Ths. Bs. Võ Thị Thu Nguyệt luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn và bé yêu. Để biết thêm thông tin chi tiết và đặt hẹn, vui lòng liên hệ:

  • Phòng Khám Sản Phụ Khoa – Hiếm Muộn – Tiêm Chủng Ths. Bs. Võ Thị Thu Nguyệt
  • Địa chỉ: Số 9, Trần Thị Nhượng, Phường 1, Thành Phố Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp
  • Điện thoại: 082 239 3739 – 0939979404