Bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ em

Mùa hè là thời điểm để các tác nhân như vi khuẩn, virus,…phát triển gây bệnh. Đặc biệt với trẻ em, đối tượng dễ mắc bệnh bởi sức đề kháng còn yếu kém. Vì thế phụ huynh cần hết sức lưu ý về cách nhận biết và phòng ngừa các bệnh phổ biến như sốt, cảm nắng và nhiễm trùng da ở trẻ em. Tại bài viết này bác sĩ Nguyệt Sa Đéc sẽ chia sẻ chi tiết đến bạn về chủ đề này, cùng tìm hiểu nhé.

1. Cách nhận biết và phòng ngừa sốt cho trẻ em

1.1 Các nhận biết trẻ bị sốt

Bên cạnh sự tăng lên bất thường của nhiệt độ, trẻ em bị sốt còn có thể đi kèm một số triệu chứng như:

  • Mệt mỏi, uể oải, không muốn chơi đùa.
  • Biếng ăn.
  • Da dẻ nhợt nhạt.
  • Dễ khóc, cáu kỉnh.
  • Đau nhức toàn thân.
  • Nôn mửa.
  • Khát nước.
  • Hoặc thậm chí là co giật vì sốt cao.

1.2 Cách phòng ngừa bệnh sốt ở trẻ em

  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ em bằng xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân đối, đủ chất, đảm bảo vệ sinh.
  • Khuyến khích trẻ tập thể dục tăng cường sức khỏe.
  • Hướng dẫn cách vệ sinh cơ thể, vệ sinh răng miệng.
  • Hạn chế tiếp xúc với trẻ bị cảm.
  • Ưu tiên ngủ mùng, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
  • Không nên vận động quá lâu ngoài trời nắng.
  • Khi vào nhà, không nên vào trực tiếp phòng có máy lạnh.
  • Đặc biệt, trẻ em cần được tiêm chủng theo đúng lịch tiêm chủng quốc gia nhằm bảo vệ sức khỏe và an toàn của bé.

2. Cách nhận biết và phòng ngừa say nắng cho trẻ em

2.1 Những dấu hiệu trẻ đang bị say nắng

  • Thân nhiệt cao, trên 41 độ C.

  • Da đỏ, nóng, khô, không ra mồ hôi.
  • Mạch đập nhanh, mạnh.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Buồn nôn.
  • Mê sảng.

2.2 Phòng ngừa hiệu quả chứng say nắng ở trẻ

  • Mặc quần áo thoáng mát dễ hút mồ hôi, đội mũ rộng vành.
  • Tránh nơi nắng gắt, không đứng trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hay nơi quá đông người.
  • Hạn chế hoạt động thể lực mạnh, ưu tiên chỗ trú có bóng râm.
  • Uống đủ nước, ưu tiên loại nước không gây lợi tiểu như nước lọc. Hạn chế đố có cồn vì gia tăng tình trạng mất nước.
  • Khi hoạt động thể lực ở ngoài trời nóng, nên uống 0.5 – 1 lít nước mát mỗi giờ tùy thể trạng từng bé.

3. Cách nhận biết và phòng ngừa nhiễm trùng da ở trẻ em

3.1 Cách nhận biết nhiễm trùng da ở trẻ em

  • Mụn nhọt: Viêm quanh nang lông, cục mụn sưng cứng và đau. Vài ngày sẽ có mủ và ngòi màu vàng, hoại tử ở trung tâm. Xuất hiện nhiều ở mặt, cổ mông và những vùng da tiếp xúc với nước ẩm ướt.
  • Chốc lở: Nổi mụn nước, bóng nước có quầng viêm đỏ và nhanh chóng trở thành mụn mủ rồi bể, khô và đóng vảy vàng với viền đặc trưng.
  • Viêm kẽ: Các dát màu đỏ hoặc hồng, có vết nứt, rỉ dịch khiến bé thấy ngứa ngáy khó chịu. Vị trí thường ở sau tai, nếp gấp ở cổ, kẽ ngón tay, nếp khuỷu. nếp dưới vùng bẹn, quanh hậu môn.

3.2 Phòng ngừa nhiễm trùng da ở trẻ em

  • Luôn giữ da trẻ ở tình trạng khô thoáng, hạn chế ẩm ướt vì đây là nguyên nhân chính gây nên nhiễm trùng da.
  • Vệ sinh thân thể hàng ngày bằng sản phẩm chăm sóc da bé lành tính từ thiên nhiên với đặc trưng thanh lọc, làm sạch sâu an toàn.
  • Khi thấy bé ra mồ hôi, nên dùng khăn mỏng lau khô nhằm đảm bảo da bé được thông thoáng.
  • Giữ môi trường sống xung quanh sạch sẽ, vệ sinh thường xuyên, lau dọn nhà cửa, phòng ngủ thật sạch nhằm hạn chế tình trạng ẩm thấp và loại bỏ vi sinh vật gây hại.
  • Thay drap gối thường xuyên, vệ sinh nệm nhằm không cho vi sinh vật có cơ hội phát triển.
  • Khi thấy da bé trầy xước cần nhanh chóng sát trùng, tránh vi khuẩn xâm nhập.
  • Thường xuyên thay quần áo cho bé cũng là cách hiệu quả để hạn chế bệnh nhiễm trùng da.
  • Rèn cho bé thói quen rửa tay với nước diệt khuẩn nhằm loại bỏ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
  • Cho bé đi khám sức khỏe định kỳ ở các trung tâm y tế. Khi thấy bất kỳ biểu hiện lạ nào cũng cần đưa trẻ đi khám để điều trị kịp thời.

Bên cạnh phòng ngừa những bệnh mà trẻ thường gặp vào mùa hè thì còn một số bệnh có thể mắc phải vào các mùa khác trong năm. Để hành trình chăm sóc con nhẹ nhàng hơn thì ba mẹ có thể tham khảo nhiều thông tin tại website của phòng khám bác sĩ Nguyệt Sa Đéc cũng như liên hệ để được tư vấn cụ thể về lịch tiêm chủng phù hợp cho trẻ nhé.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Bác sĩ Nguyệt và đội ngũ tại Phòng Khám Sản Phụ Khoa – Hiếm Muộn – Tiêm Chủng Ths. Bs. Võ Thị Thu Nguyệt luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn và bé yêu. Để biết thêm thông tin chi tiết và đặt hẹn, vui lòng liên hệ:

  • Phòng Khám Sản Phụ Khoa – Hiếm Muộn – Tiêm Chủng Ths. Bs. Võ Thị Thu Nguyệt
  • Địa chỉ: Số 9, Trần Thị Nhượng, Phường 1, Thành Phố Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp
  • Điện thoại: 082 239 3739 – 0939979404