Các loại vắc xin thế hệ mới

Hiện nay trên thế giới phát triển thành công, cấp phép lưu hành rất nhiều loại vắc xin. Không chỉ có tác dụng phòng ngừa bệnh truyền nhiễm mà nhiều vắc xin còn giúp kiểm soát nhiều căn bệnh. Mỗi loại vắc xin được nghiên cứu và sản xuất theo cơ chế công nghệ khác nhau nhằm đối phó với từng tác nhân cụ thể. Hãy cùng bác sĩ Nguyệt đến với bài viết này để tìm hiểu chi tiết về các loại vắc xin thế hệ mới nhé.

1. Vắc xin phân theo nhóm bệnh

1.1 Vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em

Nhóm bệnh lây qua đường hô hấp: Vắc xin phòng các bệnh do phế cầu Prevenar 13 (Bỉ), Synflorix (Bỉ); vắc xin cúm tam giá Ivacflu-S (Việt Nam), vắc xin cúm tứ giá Vaxigrip Tetra (Pháp), Influvac Tetra (Hà Lan), vắc xin lao BCG (Việt Nam), vắc xin ngừa bệnh viêm màng não mô cầu nhóm B, C VA-Mengoc-BC (Cuba), vắc xin ngừa bệnh viêm màng não do não mô cầu nhóm B Bexsero (Ý), vắc xin ngừa bệnh viêm màng não mô cầu nhóm A, C, Y, W-135 Menactra (Mỹ), vắc xin ngừa bệnh viêm màng não mủ, vắc xin có thành phần ngừa bạch hầu, ho gà Adacel (Canada), Boostrix (Bỉ); viêm phổi do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B (Hib), …

Nhóm bệnh lây qua đường tiêu hóa: Vắc xin ngừa bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus Rotateq (Mỹ),  Rotavin (Việt Nam), Rotarix (Bỉ); vắc xin ngừa bệnh thương hàn Typhim Vi (Pháp), Typhoid Vi (Việt Nam); vắc xin ngừa bệnh tả mORCVAX (Việt Nam), vắc xin ngừa bệnh viêm gan  Avaxim (Việt Nam), A Havax (Việt Nam); vắc xin ngừa bệnh bại liệt bOPV (Việt Nam),  vắc xin 4 trong 1 có thành phần ngừa bại liệt (Tetraxim – Pháp), Imovax Polio (IPV – Pháp),…

Nhóm bệnh về da: Vắc xin sởi MVVAC (Việt Nam), vắc xin thủy đậu Varivax (Mỹ), vắc xin 3 trong 1 có thành phần ngừa sởi MMR (Ấn Độ), MMR-II (Mỹ), Priorix (Bỉ), Varicella (Hàn Quốc), Varilrix (Bỉ)…

Nhóm bệnh lây qua máu: Vắc xin ngừa viêm gan B Heberbiovac HB (Cuba), , Engerix B (Bỉ), Gene HB vax (Việt Nam), Euvax B (Hàn Quốc)…

Nhóm bệnh lây qua đường muỗi đốt: vắc xin sốt xuất huyết, vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản Jevax (Việt Nam), vắc xin sốt rét, Imojev (Thái Lan), JEEV (Ấn Độ)…

Nhóm bệnh lây qua vết thương hở: vắc xin ngừa dại Verorab (Pháp), Abhayrab (Ấn Độ), vắc xin ngừa bệnh uốn ván (uốn ván hấp phụ – TT , bạch hầu – ho gà – uốn ván, uốn ván bạch hầu hấp phụ – Td).

Nhóm bệnh lây qua đường sinh dục, dịch tiết cơ thể: Gardasil 9 (Mỹ), vắc xin ngừa HPV Gardasil (Mỹ).

1. 2 Vắc xin phòng bệnh cho người lớn

Người lớn cũng cần tiêm đầy đủ, đúng lịch và đúng nhóm vắc xin phòng bệnh giống trẻ em. Tuy nhiên có một số nghề nghiệm cần được tiêm vắc xin đúng với từng nghề nghiệp đặc trưng. Cụ thể như sau:

  • Nhân viên y tế, dược phẩm, chăm sóc sức khỏe… Cần tiêm các loại vắc xin phòng bệnh lây qua vết thương hở, lây qua đường máu, lây qua dịch tiết, lây qua bộ phận sinh dục.
  • Nhân viên văn phòng, thường xuyên nhậu nhẹt, tiếp khách cần tiêm vắc xin phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa. 
  • Nhân viên làm trong xí nghiệp may, tiếp xúc với hóa chất cần tiêm vắc xin phòng bệnh hô hấp như viêm phổi do phế cầu, cúm,..
  • Nhân viên làm việc tại công trường xây dựng cần tiêm vắc xin phòng bệnh lây qua vết thương hở như uốn ván,..
  • Người giết mổ động vật, người buôn bán cần tiêm vắc xin uốn ván, vắc xin dại,…

1.3 Vắc xin phòng bệnh khi đi du lịch

Cần tiêm chủng vắc xin trước khi đi du lịch, công tác, du học,… nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm, mắc bệnh và bùng phát bệnh truyền nhiễm lưu hành tại địa phương hoặc những quốc gia khác. Đồng thời tiêm chủng vắc xin trước khi đi du lịch cũng là cách tuân thủ điều lệ kiểm dịch y tế quốc tế.

Cùng điểm qua một số loại vắc xin được khuyến cáo tiêm ngừa cho người đi du lịch nhé:

  • Châu  Âu: Vắc xin ngừa bệnh viêm gan B,  viêm gan A ,cúm mùa, thương hàn…
  • Châu Á: Vắc xin ngừa bệnh tả, viêm gan A, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, cúm mùa, dại, thương hàn…
  • Bắc Mỹ: Vắc xin ngừa bệnh viêm gan A, viêm gan B, thương hàn, cúm mùa,…
  • Trung và Nam Mỹ: Vắc xin ngừa bệnh viêm gan A, viêm gan B, sốt rét, dại, thương hàn, cúm mùa, bại liệt, sốt vàng…
  • Châu Phi: Vắc xin ngừa bệnh tả, viêm gan A, viêm gan B, cúm, bại liệt, sốt rét, dại, viêm não Nhật Bản, thương hàn, sốt vàng…
  • Các nước Trung Đông: Vắc xin ngừa bệnh tả, viêm gan A, viêm gan B, bại liệt, sốt rét, dại, cúm, viêm màng não, thương hàn…
  • Châu Đại Dương (hay còn gọi châu Úc): Vắc xin ngừa bệnh viêm gan A, viêm gan B, viêm não Nhật Bản,  cúm, dại…

2. Vắc xin theo công nghệ sản xuất

Bên cạnh phân vắc xin theo nhóm bệnh thì còn có những loại vắc xin được phân theo công nghệ sản xuất, cụ thể như sau:

2.1 Vắc xin giảm độc lực

Đây là dạng vắc xin được bào chế từ tác nhân gây bệnh còn sống như virus, vi khuẩn,… Những tác nhân này đã bị giảm độc lực hoặc suy yếu không còn khả năng gây bệnh nên khi tiêm vào cơ thể sẽ kích thích hệ thống miễn dịch, sản sinh kháng thể đặc hiệu.

Một số loại vắc xin giảm độc lực phổ biến: vắc xin bại liệt bOPV (Việt Nam); vắc xin lao BCG (Việt Nam);  vắc xin sốt vàng Stamaril (Pháp); vắc xin thủy đậu Varivax (Mỹ), Varicella (Hàn Quốc), Varilrix (Bỉ); vắc xin phối hợp sởi – quai bị – rubella 3 trong 1 MMR (Ấn Độ), MMR-II (Mỹ), Priorix (Bỉ);  vắc xin ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus Rotateq (Mỹ), Rotarix (Bỉ), Rotavin (Việt Nam); vắc xin sởi đơn MVVac (Việt Nam),vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev (Thái Lan)…

2.2 Vacxin bất hoạt

Vắc xin bất hoạt là loại vắc xin được sản xuất từ tác nhân gây bệnh đã bị giết chết hoặc bất hoạt, không còn khả năng gây bệnh nhưng vẫn còn tính kháng nguyên mang đến khả năng miễn dịch, tạo ra kháng thể đặc hiệu bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công, lây nhiễm của các tác nhân trong tương lai.

Các loại vắc xin bất hoạt: Vắc xin phòng bệnh bại liệt Imovax Polio (IPV – Pháp);  vắc xin dại thế hệ mới Verorab (Pháp) và Abhayrab (Ấn Độ); vắc xin ngừa tả mORCVAX (Việt Nam); vắc xin phòng cúm tứ giá Vaxigrip Tetra (Pháp), GCFlu Quadrivalent (Hàn Quốc), vắc xin phòng cúm tam giá Ivacflu-S (Việt Nam); vắc xin COVID-19 Vero Cell (Trung Quốc), Covaxin (Ấn Độ), Hayat-vax (UAE); vắc xin ngừa bệnh viêm gan B Heberbiovac HB (Cuba), Gene HBvax (Việt Nam),Euvax B (Hàn Quốc), Engerix B (Bỉ); vắc xin viêm não Nhật Bản Jevax (Việt Nam), JEEV (Ấn Độ); vắc xin ngừa các bệnh do phế cầu khuẩn Prevenar (Bỉ), Synflorix (Bỉ);…

2.3 Vaccine tiểu đơn vị

Vắc xin tiểu đơn vị là loại vắc xin được chế tạo từ một số bộ phận của tác nhân gây bệnh, tách lấy những thành phần có kháng nguyên. 

Một số loại vắc xin tiểu đơn vị như: một số vắc xin viêm gan B, vắc xin thương hàn Typhim Vi (Pháp), vắc xin ngừa viêm màng não mô cầu nhóm B Besxero (Ý), vắc xin ngừa viêm màng não mô cầu nhóm B,C VA-Mengoc-BC (Cuba),  vắc xin ngừa bệnh zona thần kinh Shingrix (GSK), vắc xin ngừa viêm màng não mô cầu nhóm A, C, Y, W-135 Menactra (Mỹ), Typhoid Vi (Việt Nam), vắc xin ngừa HPV Gardasil (Mỹ), Gardasil 9 (Mỹ),vắc xin cúm tứ giá Influvac Tetra  (Hà Lan), …

2.4 Vắc xin giải độc tố

Vắc xin giải độc tố là dạng vắc xin có thành phận chính là độc tố của tác nhân gây bệnh. Độc tố này đã được trải qua quá trình bất hoạt, khử độc tính nhằm đảm bảo tín an toàn khi tiêm cho người. Bảo vệ cơ thể khỏi nguy có mắc bệnh nếu có phơi nhiễm với độc tố của vi khuẩn trong tương lai.

Một số loại vắc xin giải độc tốt như: Vắc xin giải độc tố bạch hầu, vắc xin giải độc tố uốn ván.

2.5 Vaccine vector virus

Vắc xin vector virus là dạng vắc xin đưa mã di truyền kháng nguyên của virus gây bệnh vào virus vô hại khác. Khi được tiêm vào cơ thể, vắc xin vector virus cung cấp cho tế bào cơ thể người được tiêm khả năng tổng hợp kháng nguyên virus gây bệnh. Từ đó kích thích hệ miễn dịch sinh kháng thể đặc hiệu chủ động, bảo vệ cơ thể khỏi các virus gây bệnh.

Một số loại vắc xin vector virus như: vắc xin COVID-19 AstraZeneca (Anh), Sputnik V (Nga), Janssen (Bỉ & Hà Lan)…

2.6 Vắc xin mRNA

Vắc xin mRNA là loại vắc xin được điều chế dựa trên công nghệ mRNA thông qua mã di truyền của tác nhân gây bệnh, cung cấp cho tế bào mã tạo protein kháng nguyên tương tự với protein kháng nguyên trên bề mặt của tác nhân gây bệnh. Từ đó kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch, sản sinh kháng thể đặc hiệu với tác nhân gây bệnh.

Một số vắc xin mRNA: vắc xin phòng COVID-19 Pfizer (Mỹ), Moderna (Mỹ),…

Như vậy quý bạn đọc đã cùng bác sĩ Nguyệt đi tìm hiểu về những loại vắc xin thế hệ mới hiện nay. Mỗi loại vắc xin đều được sản xuất phù hợp với đối tượng cụ thể và ứng phó với những tác nhân nhất định. Hy vọng rằng với những thông tin bác sĩ Nguyệt Sa Đéc cung cấp tại bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Bác sĩ Nguyệt và đội ngũ tại Phòng Khám Sản Phụ Khoa – Hiếm Muộn – Tiêm Chủng Ths. Bs. Võ Thị Thu Nguyệt luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn và bé yêu. 

  • Đảm bảo vắc xin chính hãng, nguồn cung cấp ổn định. 
  • Cam kết tiêm đúng chỉ định, đúng đối tượng, đúng liều lượng.
  • Kỹ thuật tiêm chủng an toàn – tiêm nhẹ – không đau – đạt chuẩn.
  • Vắc xin giá tốt, nhiều ưu đãi hấp dẫn, tiết kiệm chi phí.
  • Luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ trước – trong – sau tiêm chủng.

Để biết thêm thông tin chi tiết và đặt hẹn, vui lòng liên hệ:

  • Phòng Khám Sản Phụ Khoa – Hiếm Muộn – Tiêm Chủng Ths. Bs. Võ Thị Thu Nguyệt
  • Địa chỉ: Số 9, Trần Thị Nhượng, Phường 1, Thành Phố Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp
  • Điện thoại: 082 239 3739 – 0939979404