Đau vùng chậu trong thai kì - phòng khám bác sĩ nguyetẹ

Đau vùng chậu trong thai kì

ĐAU VÙNG CHẬU TRONG THAI KỲ
Theo thống kê, có khoảng 1/5 phụ nữ mang thai sẽ có đau vùng hông lưng, khớp chậu với những mức độ khác nhau.
Đau vùng chậu liên quan đến mang thai ( pregnancy-related pelvic girdle pain : PGP) là một tập hợp các triệu chứng khó chịu nguyên nhân là do các khớp xương chậu của bị cứng hoặc các khớp di chuyển không đều khi thai phụ vận động.
Các triệu chứng thường gặp của PGP
  • Thai phụ có thể cảm thấy đau:
  • Vùng xương mu phía trước ở giữa,
  • Đau 1 hoặc cả hai bên lưng dưới của bạn
  • Ở khu vực giữa âm đạo và hậu môn (đáy chậu), có thể đau lan xuống đùi
  • Một số thai phụ có thể cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng lách cách hoặc tiếng lạo xạo ở vùng xương chậu khi vận động.
Cơn đau tăng lên khi:
  • Đi dạo
  • Đi lên hoặc xuống cầu thang
  • Đứng bằng 1 chân (ví dụ: khi bạn đang mặc quần áo)
  • Lật người trên giường
  • Di chuyển hai chân của bạn ra xa (ví dụ: khi bạn bước lên /xuống xe )
PGP không gây hại cho em bé của bạn, nhưng nó có thể gây đau đớn và khiến bạn khó đi lại.
Hầu hết thai phụ bị PGP đều có thể sanh thường
Các triệu chứng của PGP càng ngày sẽ càng nặng nề hơn và chỉ cải thiện sau khi em bé được sanh ra
Nguyên nhân gây nên PGP
nguyên nhân chính xác gây nên đau vùng chậu ở phụ nữ mang thai chưa được biết rõ, tuy nhiên nó có thể lien quan đến 1 số yếu tố như
  • Chấn thương vùng chậu trước mang thai
  • Tiền sử đau lưng, đau vùng chậu trước mang thai
  • Đau vùng chậu ở lần mang thai trước
  • Thừa cân
  • Công việc nặng nhọc
  • Trọng lượng và/hoặc vị trí của em bé
Một số lời khuyên giúp cơn đau giảm và không tiến triển nặng hơn
NÊN
  • Vận động tích cực trong giới hạn của cơn đau (bơi lội, yoga…), tránh nững hoạt động làm cơn đau tồi tệ hơn
  • Nghỉ ngơi khi bạn có thể
  • Nhờ gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp giúp đỡ trong các hoạt động hàng ngày
  • Mang giày phẳng
  • Ngồi xuống để mặc quần áo – ví dụ, không đứng bằng một chân khi mặc quần.
  • Giữ đầu gối của bạn sát nhau khi lên và xuống xe
  • Ngủ ở tư thế thoải mái – ví dụ, nằm nghiêng với một chiếc gối kê giữa hai chân
TRÁNH
  • Đứng trên 1 chân
  • Cúi và vặn người để nâng đồ vật, hoặc bế em bé trên 1 bên hông
  • Ngồi bắt chéo chân
  • Ngồi bệt trên sàn nhà, hoặc ngồi xổm
  • Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài
  • Nâng vật nặng, chẳng hạn như túi mua sắm, giặt đồ ướt hoặc trẻ mới biết đi
  • Hút bụi
  • Đẩy vật nặng, chẳng hạn như xe đẩy siêu thị
  • Mang bất cứ thứ gì chỉ bằng 1 tay (thử sử dụng ba lô nhỏ)