Điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là một trong những dạng bệnh lý có thể gặp phải khi mang thai. Nếu chẳng may mắc phải tình trạng này, mẹ bầu cần nhanh chóng điều trị đề phòng ngừa những biến chứng có thể xảy đến với bản thân và thai nhi. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của bác sĩ Nguyệt Sa Đéc tại bài viết này về chủ đề điều trị và phòng ngừa tiểu đường thai kỳ nhé.

1. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ

Nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ của bạn sẽ tăng lên nếu bạn mắc phải nếu như:

  • Bị thừa cân, béo phì trước khi mang thai;
  • Tăng cân quá nhanh trong thai kỳ;
  • Có người thân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2;
  • Có lượng đường trong máu cao;
  • Có tiền sử mắc bệnh ở lần mang thai trước;
  • Trên 35 tuổi;
  • Từng sinh một hoặc nhiều em bé nặng hơn 4kg;
  • Đã từng hoặc đang bị bệnh buồng trứng đa nang (PCOS).

2. Dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ

Đái tháo tháo đường thai kỳ thường không có dấu hiệu rõ rệt. Bệnh thường chỉ được phát hiện trong những lần thăm khám định kỳ, nếu có thì dưới đây là một số triệu chứng mà bạn cần chú ý:

  • Tiểu nhiều lần trong ngày;
  • Khát nước liên tục;
  • Ngủ ngáy;
  • Mệt mỏi;
  • Mờ mắt;
  • Tăng cân quá nhanh.

3. Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ

Nếu được chẩn đoán là mắc tiểu đường thai kỳ thì việc của bạn là cần kiểm soát lượng đường trong máu mình và duy trì ở mức an toàn nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như thai nhi.

Để làm được điều này thì bạn cần xây dựng lối sống lành mạnh, chẳng hạn như:

3.1 Tuân thủ chế độ ăn khoa học

Chế độ ăn cần đáp ứng được hai yêu cầu: Duy trì lượng đường trong máu ở mức an toàn nhưng vẫn đáp ứng đủ calo và lượng chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển của thai nhi.

Đồng thời mẹ bầu cần duy trì mức cân nặng hợp lý, tránh tăng cân quá nhanh trong thai kỳ bằng cách dung nạp calo vừa đủ, từ 2.200 – 2.500/ngày (nếu có mức cân nặng trung bình). Còn nếu bạn thừa cân thì con số này nên giảm xuống khoảng 1.800 calo/ngày nhé.

3.2 Tập thể dục nhiều hơn

Nên tập luyện thể dục ở mức độ nhẹ trong khoảng 15 đến 30 phút vào hầu hết các ngày trong tuần. Nếu chưa rõ về những bài tập phù hợp nên hỏi ý kiến chuyên gia nhé.

3.3 Kiểm tra lượng đường trong máu

Bạn cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, trước và sau bữa ăn 1 – 2 giờ. Việc này nhằm đánh giá khả năng phục hồi, xem cơ thể bạn có đáp ứng tốt với phác đồ của bác sĩ không.

3.4 Uống thuốc

Nếu đã thay đổi lối sống, chế độ ăn theo chỉ định của bác sĩ nhưng lượng đường trong máu vẫn cao thì bạn sẽ được bác sĩ kê toa thuốc tiểu đường nhằm kiểm soát lượng đường có trong máu cũng như bảo vệ thai nhi. Tiêm insulin cũng là một trong những biện pháp được cân nhắc dùng trong trường hợp này.

3.5 Lập biểu đồ sự phát triển của thai nhi

Để giảm tối đa biến chứng cho mẹ bầu và thai nhi do đái tháo đường thai kỳ gây nên thì bác sĩ cần theo dõi sát sao kích thước em bé trong những tuần thai cuối. Nếu thai nhi phát triển quá lớn, mẹ bầu có thể được đề nghị chấm dứt thai kỳ sớm hơn so với ngày dự sinh (điều kiện phải đủ 37 tuần trở lên).

4. Phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ

Cùng điểm qua một số biện pháp phòng tránh chứng tiểu đường thai kỳ hiệu quả nhé:

  • Lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe: Những loại thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và ít calo như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt,…. là lựa chọn hoàn hảo.
  • Thường xuyên vận động nhẹ nhàng: Mỗi ngày nên dành ra 30 phút vận động nhẹ nhàng như đi bộ, các bài thể dục nhẹ nhàng,… rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
  • Giữ cân nặng hợp lý khi có ý định mang thai: Thừa cân, béo phì tiền mang thai là nguyên nhân gây nên một loạt vấn đề sức khỏe trong thai kỳ, chẳng hạn như đái tháo đường thai kỳ, sinh non, tiền sản giật,… Vì thế nếu bạn thừa cân và có ý định sinh em bé thì nên giảm cân nhằm tạo ra một thai kỳ khỏe mạnh nhé.
  • Trong thai kỳ, tránh tăng cân hơn mức khuyến nghị: Việc tăng cân quá nhanh sẽ khiến tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, nhất là những thai phụ thừa cân trước khi mang thai. Bác sĩ sẽ đưa ra mức tăng cân phù hợp với mẹ bầu, căn cứ vào thể trạng của mẹ bầu và thai nhi.

Như vậy quý bạn đọc đã cùng bác sĩ Nguyệt Sa Đéc đi tìm hiểu về bệnh tiểu đường thai kỳ – nguyên nhân gây nên những biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật, sản giật,… Ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Vì thế mẹ bầu nên đi khám thai đúng lịch tại những cơ sở uy tín để theo dõi chặt chẽ, sớm phát hiện bệnh để xây dựng phác đồ điều trị kịp thời nhé.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Bác sĩ Nguyệt và đội ngũ tại Phòng Khám Sản Phụ Khoa – Hiếm Muộn – Tiêm Chủng Ths. Bs. Võ Thị Thu Nguyệt luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn và bé yêu. Để biết thêm thông tin chi tiết và đặt hẹn, vui lòng liên hệ:

  • Phòng Khám Sản Phụ Khoa – Hiếm Muộn – Tiêm Chủng Ths. Bs. Võ Thị Thu Nguyệt
  • Địa chỉ: Số 9, Trần Thị Nhượng, Phường 1, Thành Phố Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp
  • Điện thoại: 082 239 3739 – 0939979404