Khi có kế hoạch mang thai, cả vợ và chồng nên cùng nhau thay đổi lối sống và duy trì sức khỏe tốt để chuẩn bị cho sự xuất hiện của em bé khỏe mạnh. Theo bác sĩ Nguyệt, việc chuẩn bị kỹ càng trước khi mang thai không chỉ giúp tăng cơ hội thụ thai thành công mà còn giảm thiểu nguy cơ dị tật cho thai nhi. Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý khi chuẩn bị mang thai.
Dinh dưỡng
Việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết là yếu tố quan trọng để hỗ trợ quá trình thụ thai và phát triển của thai nhi.
- Folic Acid: Được khuyến cáo bổ sung 400 microgram mỗi ngày để giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh. Nếu gia đình có tiền sử dị tật, cần tăng liều lên gấp 10 lần. Folic acid có nhiều trong rau lá xanh, cam, chanh và các loại đậu.
- Canxi: Ít nhất 1000 mg/ngày để hỗ trợ sự phát triển của xương. Nguồn canxi tốt bao gồm sữa, yogurt và pho mát.
- Vitamin D: 10 microgram/ngày, có trong cá béo, trứng và ngũ cốc. Bạn cũng có thể bổ sung vitamin D thông qua ánh nắng mặt trời.
- Kẽm (Zinc): 15 mg/ngày, giúp tăng cường rụng trứng và thụ thai ở nữ giới, đồng thời cải thiện chất lượng tinh dịch ở nam giới. Kẽm có nhiều trong sò và hải sản.
- Sắt: Bổ sung sắt nếu chế độ ăn thiếu hụt. Sắt có trong thịt đỏ, trứng và rau xanh.
- Vitamin C: Hỗ trợ hấp thu sắt hiệu quả hơn.
Thói quen sống lành mạnh
Trước khi mang thai, vợ chồng nên duy trì những thói quen lành mạnh để tăng khả năng thụ thai và tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi phát triển.
- Tập thể dục đều đặn
- Thư giãn bằng âm nhạc, yoga hoặc thiền
- Ghi lại chu kỳ kinh nguyệt để dễ dàng theo dõi thời điểm rụng trứng
- Ngủ đủ giấc
- Ăn uống khoa học và duy trì cân nặng lý tưởng
Những điều cần tránh
Một số thói quen không tốt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng mang thai và sức khỏe của thai nhi:
- Stress: Có thể gây ảnh hưởng đến hormone sinh sản.
- Hút thuốc: Dễ dẫn đến sinh non và trẻ nhẹ cân.
- Rượu và chất kích thích: Gây hại cho quá trình thụ thai và phát triển của thai nhi.
- Hóa chất nguy hiểm: Tránh tiếp xúc với thuốc trừ sâu, mỹ phẩm chứa hóa chất độc hại.
- Vitamin A dư thừa: Không nên lạm dụng các sản phẩm từ gan hoặc thực phẩm giàu vitamin A.
- Caffeine: Hạn chế dưới 200-300 mg/ngày để không làm giảm khả năng sinh sản và hấp thu sắt, canxi.
- Trà: Hạn chế vì làm giảm hấp thu sắt.
- Một số loại cá: Cá thu, cá ngừ, cá da trơn có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao, gây hại cho thai nhi.
Khám sức khỏe tiền mang thai
Để đảm bảo sức khỏe trước khi mang thai, vợ chồng nên đặt lịch khám tiền sản với bác sĩ Sản Phụ Khoa để tầm soát các bệnh lý như:
- Đái tháo đường
- Tăng huyết áp
- Thiếu máu
- Bệnh tuyến giáp
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Giun sán từ chó mèo
- Khám vú và Pap’smear
- Chủng ngừa các bệnh như sởi, quai bị, rubella, thủy đậu và cúm.
Hẹn tư vấn cùng Ths. BS Võ Thị Thu Nguyệt qua số điện thoại: 0902353775 để được hỗ trợ chi tiết trong quá trình chuẩn bị mang thai.