Trong quá trình mang bầu, bên cạnh việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho thai nhi thì mẹ bầu còn cần phải tìm hiểu về việc tiêm phòng cho mẹ bầu cũng như những lưu ý khi tiêm. Tại bài viết này, bác sĩ Nguyệt sẽ có những chia sẻ, hướng dẫn giúp mẹ bầu hiểu hơn về những lưu ý khi tiêm chủng cho mẹ bầu. Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Lưu ý về lịch tiêm phòng cho bà bầu
Dưới đây là lịch tiêm phòng cho các mẹ bầu cần ghi nhớ để đi tiêm đầy đủ nhé:
Trước khi mang thai
- Mũi tiêm 3 trong 1 (gồm có sởi, quai bị, rubella): Nên tiêm muộn nhất là trước khi có bầu khoảng 1 – 3 tháng.
- Tiêm phòng viêm gan B: Trước hoặc trong khi có bầu đều có thể tiêm phòng viêm gan B. Tuy nhiên bạn vẫn nên tiêm trước khi có bầu để chuẩn bị tốt nhất về sức khỏe.
- Cúm: Bạn có thể tiêm ở mọi thời điểm gồm trước hoặc trong khi mang thai. Nhưng khuyến cáo là nên tiêm sớm trước khi mang bầu và tiêm nhắc lại hàng năm.
- Bạch hầu – ho gà – uốn ván: Chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất và không cần phải tránh thai sau khi tiêm.
Trong khi mang bầu
- Đối với thai lần đầu: Mẹ phải tiêm 2 mũi uốn ván trong quá trình mang bầu. Mũi đầu tiên là tiêm từ 20 tuần trở đi và mũi thứ 2 là mũi tiêm nhắc lại, cách mũi đầu là 1 tháng. Mẹ bầu cần đảm bảo mũi 2 phải được tiêm trước khi hạ sinh ít nhất là 1 tháng nhé.
- Lần có thai sau: Nên tiêm 1 mũi vắc xin phòng uốn ván nếu lần đầu đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng uốn ván.
Lưu ý về việc lựa chọn địa điểm tiêm phòng cho bà bầu
Mẹ bầu có thể tiêm phòng ở những cơ sở uy tín được chứng nhận cấp phép bởi Bộ y tế, trung tâm y tế dự phòng, bệnh viện khoa sản hay những bệnh viện đa khoa đề có dịch vụ tiêm chủng
Một số lưu ý khi tiêm phòng cho bà bầu
Với những mũi tiêm phòng đặc biệt như mũi tiêm phòng uốn ván, mẹ bầu cần lưu ý vì có thể xuất hiện hiện tượng sốt nhẹ sau khi tiêm, đau sưng ở vị trí tiêm. Vắc xin phòng cúm có thể gây nên hiện tượng giả cúm như là chảy nước mũi, hắt hơi sau 1 – 2 ngày tiêm vắc xin. Đây là dấu hiệu bình thường nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Hiện tượng sốt nhẹ, người nhức mỏi, đau buốt ở vị trí bắp tay sau khi tiêm sẽ giảm sau vài ngày, hiện tượng giả cúm cũng sẽ tự khỏi mà không cần dùng đến thuốc.
Để hạ sốt, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:
- Hạ sốt bằng cách chườm khăn ấm hoặc dùng khăn ấm lau khắp người. Đặc biệt là những vùng như nách, bẹn, lưng,..
- Nên bổ sung thêm nhiều rau xanh, các loại trái cây giàu vitamin.
- Không nên dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
- Nếu tình trạng sốt không có dấu hiệu thuyên giảm kéo dài trong 3 – 4 ngày, sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì thì mẹ bầu hãy đến ngay bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Khi gặp triệu chứng giả cúm như hắt hơi, chảy nước mũi sau khi tiêm vắc xin phòng cúm thì bạn có thể dùng nước muối sinh lý để rửa sạch mũi sẽ giúp cảm thấy thoải mái, dễ thở hơn rất nhiều đấy nhé.
Tại bài viết này, bác sĩ Nguyệt đã đưa ra những lưu ý khi tiêm chủng cho mẹ bầu, hy vọng rằng với những thông tin này sẽ giúp mẹ bầu có được kỳ thai sản khỏe mạnh nhất nhé.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Bác sĩ Nguyệt và đội ngũ tại Phòng Khám Sản Phụ Khoa – Hiếm Muộn – Tiêm Chủng Ths. Bs. Võ Thị Thu Nguyệt luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn và bé yêu. Để biết thêm thông tin chi tiết và đặt hẹn, vui lòng liên hệ:
- Phòng Khám Sản Phụ Khoa – Hiếm Muộn – Tiêm Chủng Ths. Bs. Võ Thị Thu Nguyệt
- Địa chỉ: Số 9, Trần Thị Nhượng, Phường 1, Thành Phố Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp
- Điện thoại: 082 239 3739 – 0939979404