Tiêm chủng chìa khóa vàng nâng cao sức khỏe gia đình

Tiêm chủng chìa khóa vàng nâng cao sức khỏe gia đình

Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả để phòng tránh những bệnh nguy hiểm, làm giảm thiểu gánh nặng bệnh tật cùng chi phí điều trị y tế và tỷ lệ tử vong. Từ khi vắc xin xuất hiện, Việt Nam đã bảo vệ được hơn 3 triệu trẻ em và phụ nữ có thai khỏi 30 bệnh lý nguy hiểm, thanh toán bệnh thủy đậu từ 1979, bệnh uốn ván sơ sinh từ 2005, bệnh bại liệt từ năm 2000. Từ đó tiết kiệm được hàng nghìn tỷ đồng hàng năm cho chi phí chăm sóc y tế. Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch chính là chìa khóa vàng để nâng cao sức khỏe gia đình, phòng tránh các loại bệnh tật. Hãy cùng bác sĩ Nguyệt điểm qua những lưu ý quan trọng trước khi tiêm chủng vắc xin nhé.

Đối với trẻ nhỏ:

Để đảm bảo an toàn, khi đưa trẻ đi tiêm chủng bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  1. Mang theo phiếu/sổ tiêm chủng.
  2. Thông báo cụ thể cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của trẻ như sau:
  • Đối với trẻ sơ sinh: Trẻ đã đủ cân nặng 2kg chưa;
  • Trẻ có bú (ăn), uống, ngủ, chơi bình thường trong thời gian gần đây hay không;
  • Trẻ có đang mắc bệnh gì không;
  • Trẻ có đang dùng thuốc hay phương pháp điều trị nào trong 3 tháng qua không;
  • Trong 4 tuần trở lại đây trẻ có tiêm vắc xin nào không;
  • Trẻ có tiền sử dị ứng với thức ăn nào hay thuốc nào không;
  • Trẻ có tiền sử phản ứng nặng (quấy khóc kéo dài, sốt cao, phát ban, sưng nề vùng tiêm…) hay dị ứng với vắc xin ở những lần tiêm trước không;
  1. Đề nghị cán bộ y tế cung cấp thông tin về loại vắc xin tiêm chủng lần này bao gồm những phản ứng có thể gặp phải và hướng dẫn theo dõi trẻ sau khi tiêm chủng.
  2. Trong khi tiêm chủng cho trẻ cần giữ trẻ đúng tư thế theo hướng dẫn của bộ y tế.
  3. Cho trẻ ở lại trung tâm tiêm chủng 30 phút sau tiêm để cán bộ y tế theo dõi và xử lý kịp thời nếu có bất thường xảy ra.
  4. Tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà ít nhất là 24 giờ sau khi tiêm chủng bao gồm  ăn ngủ, thở, nhiệt độ, tinh thần, phát ban, phản ứng tại chỗ tiêm… Không được đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.
  5. Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu thấy trẻ có dấu hiệu bất thường sau khi tiêm chủng như:
  • Sốt cao (>390C);
  • Co giật hay mệt lả, không có phản ứng khi được gọi;
  • Tím tái, khó thở, rút lõm lồng ngực khi thở;
  • Quấy khóc dữ dội, kéo dài;
  • Ăn/bú kém cùng các phản ứng như: sốt nhẹ, quấy khóc, phát ban… kéo dài trên 1 ngày
  • Nếu bố mẹ cảm thấy không yên tâm về sức khỏe của bé sau tiêm chủng hãy đến gặp ngay cán bộ y tế để được tư vấn nhé.
Tiêm chủng chìa khóa vàng nâng cao sức khỏe gia đình
Tiêm chủng chìa khóa vàng nâng cao sức khỏe gia đình

Đối với người lớn

Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, khi đi tiêm người lớn cần thực hiện đúng chỉ dẫn sau:

  1. Mang theo sổ tiêm chủng (nếu có).
  2. Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và sức khỏe:
  • Những bệnh đã và đang mắc; 
  • Những loại thuốc và liệu pháp điều trị đang dùng;
  • Những loại vắc xin và loại thuốc đã tiêm gần đây  (trong vòng 4 tuần) cùng phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm thuốc như thế nào, tiêm chủng trước dây hoặc những phản ứng, dị ứng đã gặp do những nguyên nhân khác gây nên.
  1. Với phụ nữ, bên cạnh những thông tin cơ bản nêu trên thì bác sĩ cũng cần biết thêm là bạn có đang mang thai hay không hoặc thời gian dự định có thai là khi nào.
  2. Với những người có sức khỏe kém, khi đi tiêm vắc xin nên có người đi cùng.
  3. Nên ở lại 30 phút sau khi tiêm để được nhân viên y tế theo dõi phản ứng sau đó, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất.
  4. Sau khi tiêm nên tiếp tục theo dõi tại nhà 48 tiếng, nếu phát hiện sưng đau ở vết tiêm hoặc những phản ứng khác thì cần liên hệ trung tâm tiêm chủng hoặc cơ sở y tế gần nhất nhé.

Như vậy quý bạn đọc đã cùng bác sĩ Nguyệt đi tìm hiểu về những lưu ý khi tiêm chủng đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính bạn và gia đình thân yêu của mình. Đừng quên theo dõi bác sĩ Nguyệt để biết thêm những thông tin bổ ích khác nhé.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Bác sĩ Nguyệt và đội ngũ tại Phòng Khám Sản Phụ Khoa – Hiếm Muộn – Tiêm Chủng Ths. Bs. Võ Thị Thu Nguyệt luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn và bé yêu. Để biết thêm thông tin chi tiết và đặt hẹn, vui lòng liên hệ:

  • Phòng Khám Sản Phụ Khoa – Hiếm Muộn – Tiêm Chủng Ths. Bs. Võ Thị Thu Nguyệt
  • Địa chỉ: Số 9, Trần Thị Nhượng, Phường 1, Thành Phố Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp
  • Điện thoại: 082 239 3739 – 0939979404